Trước khi lắp đặt ngói bitum hay tấm lợp bitum, Điều đầu tiên là an toàn lao động và trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động giày, nón, dây đai an toàn. Các dụng cụ, máy móc thiết bị cũng cần kiểm tra để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đeo găng tay có phủ sơn hoặc hạt nhựa (mái có sợi thuỷ tinh nên có thể gây ngứa khi thi công).

1. Xử lý phần nền mái
- Nền mái phải đảm bảo phẳng, nhẵn, sạch sẽ và khô ráo.
- Đảm bảo độ dốc mái tối thiểu theo yêu cầu của từng kiểu dáng.
- Đảm bảo bề mặt nền mái không được có chỗ lồi lõm, không có vết nứt.
- Chất liệu bề mặt nền mái phải đảm bảo có thể đóng đinh/bắn vít và có thể dán keo được, thông thường là bê tông cán vữa hoặc bề mặt gỗ, tấm Smartboard, ván OSB.
2. Xử lý bề mặt mái trước khi lợp ngói bitum
a. Với nền mái bê tông
- Sử dụng lớp lót gốc Bitum chính hãng sản xuất chuyên dụng cho mái (FOUNDATION DAMPPROOFING 7151/ PRIMER) với mục đích xử lý bảo vệ bề mặt, tạo môi trường ổn định và tăng liên kết giữa bề mặt bên dưới với tấm lợp mái bên trên.
- Dùng lu lăn, lăn đều 1 lớp trên bề mặt đảm bảo phủ kín, độ mịn cho toàn bộ bề mặt mái.
- Định mức sử dụng lớp lót gốc bitum (FOUNDATION DAMP PROOFING 7151/ PRIMER) trên nền mái bê tông cán vữa khoảng (45÷80) m2/thùng tùy loại
b. Với nền mái là gỗ / tấm Smartboard / ván OSB
- Dùng lu lăn, lăn đều 01 lớp trên bề mặt mái sao cho đảm bảo phủ kín toàn bộ bề mặt mái.
- Dùng silicone chèn phủ kín các khe tiếp giáp giữa 2 tấm gỗ/tấm Smartboard trước khi sử dụng lớp lót gốc bitum.
- Định mức sử dụng lớp lót gốc bitum (FOUNDATION DAMPPROOFING 7151/PRIMER) trên nền mái gỗ/tấm Smartboard khoảng (65÷110) m2/thùng tùy sản phẩm.
c. Chống thấm chuyên dụng
Sử dụng màng lót chống thấm Underlayment IKO/Bitumen Membrane hoặc các sản phẩm chuyên dụng của IKO cho độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu
- Vệ sinh sạch bề mặt mái, sử dụng lớp lót gốc bitum (FOUNDATION DAMPPROOFING 7151/PRIMER) trước khi thi công màng chống thấm.
- Trải lớp màng lên bề mặt mái. Trải theo chiều ngang của mái và từ mép dưới mái lên đỉnh mái.
- Diện tích chồng mí tối thiểu theo chiều dọc cuộn là 60mm và theo chiều ngang cuộn là 100mm.
- Cố định màng chống thấm để không bị chuyển vị khi di chuyển thao tác trên mặt bằng mái
Lưu ý: Nếu mái có độ dốc nhỏ hơn độ dốc tối thiểu hoặc bằng vật liệu khác, đội kỹ thuật của Sơn Băng sẽ khảo sát và tư vấn biện pháp đảm bảo trước khi thi công
3. Tiến hành lắp đặt ngói bitum
Bước 1 – Lấy mực.
Kẻ và lấy ke vuông góc cho hai đường trục ngang và trục đứng bất kì trên bề mặt phẳng mái, với mái có kiểu dáng đặc biệt, phức tạp thì lấy trục đứng trùng với hướng thoát nước trên mặt bằng mái.
Bước 2 – Lợp tấm lót ở đuôi mái
Cách 1: Cắt bỏ phần dưới của tấm lợp (theo hình minh họa), để phần này dùng cho những phần khác.
Cách 2: Để nguyên tấm và lật ngược mặt lại để làm tấm lót.
- Lợp tấm lót vào mép dưới của mái sau cho song song với trục ngang và vuông góc với trục đứng. Tấm lót có thể đưa ra ngoài mép mái một đoạn ≤ 30mm.
- Mục đích làm tăng chiều dày của tấm lợp và tạo liên kết bám dính hàng đầu tiên tại vị trí mép của đuôi mái, giúp giữ chặt tấm lợp

Bước 3: lắp đặt và kiểm tra mái bitum
- Kiểm tra lại độ dốc của mái so với độ dốc yêu cầu.
- Đảm bảo đường ron (vị trí giáp mí giữa hai tấm lợp) của hàng tấm lợp trên và hàng tấm lợp dưới. Tùy theo kiểu dáng, trên tấm lợp có những điểm đánh dấu cắt để định vị tấm lợp và tạo hiệu ứng của kiểu dáng khi hoàn thành.
- Tấm lợp có thể đưa ra ngoài mép mái một đoạn ≤ 30mm.
- Trước khi lợp phải bóc lớp màng nilon ở mặt sau của tấm IKO.
- Đóng đinh/vít đúng vị trí, số lượng yêu cầu và đúng kỹ thuật.
- Khi lợp xong tiến hành kiểm tra toàn bộ mái. Đối với những vị trí hai tấm lợp không dính vào nhau phải dùng đèn khò để khò chảy đường keo cho hai tấm liên kết lại.


Bước 4 – Quy cách, vị trí của đinh/vít trên tấm lợp bitum
- Dùng loại đinh/vít có mũ lớn với độ dài phù hợp với độ dày của sàn mái, gỗ, tấm Smartboard, ván OSB.
- Dùng 4 đinh/vít cho mỗi tấm lợp nếu độ dốc từ 10 đến < 60 độ, độ dốc từ ≥ 60 độ đến 90 độ dùng 6 đinh/vít (riêng kiểu dáng Super Glass Biber thì 7 đinh/vít) cho mỗi tấm lợp.
- Khi đóng đinh phải lưu ý các đường kỹ thuật trên tấm lợp xác định vị trí của đinh/vít và đinh/vít phải đi qua 2 lớp tấm lợp xuyên xuống bề mặt mái.
- Trường hợp dự án ở khu vực biển, khu vực có gió lớn cần gia cố thêm keo sẽ được tư vấn bởi phòng kỹ thuật của Sơn Băng

4. Xử lý chóp sau khi thi công ngói bitum
- Khi lợp hàng cuối cùng đến chóp mái, nếu tấm lợp còn dư, phủ phần dư của tấm lợp sang bên kia chóp mái để chống thấm.
- Để phủ chóp mái, cắt tấm lợp thành 3 – 6 miếng nhỏ theo từng kiểu dáng. Khi lợp, ta bẻ cong tấm lợp vừa cắt và đặt chúng trên chóp. Dùng đinh/vít để cố định tấm lợp. Đặt tấm sau phủ lên tấm phía dưới. Có thể hơ nóng để bẻ tấm lợp dễ dàng hơn.
- Ngoài ra IKO cũng có phụ kiện chuyên dùng cho ốp nóc: tấm ốp nóc, thông hơi thoáng khí.
- Hướng ốp nóc phải xuôi gió và cách lợp ốp nóc như hình bên dưới.

5. Xử lý chỗ giáp tường
- Tấm lợp sát mép tường ta lợp phủ lên tường một đoạn cao 100mm.
- Dùng đinh thép để liên kết cố định vào tường.
- Tại chỗ giáp mí giữa tường và tấm lợp ta nên dùng máy cắt gạch cắt một đường sâu 20mm. Sau đó dùng thanh V nhôm (20x20x1) đóng vào rãnh vừa cắt rồi dùng Silicon bịt kín các khe hở để ngăn không cho nước thấm qua.
6. Xử lý giữa hai mái giao nhau
- Đan xen qua lại lẫn nhau giữa hai mái giao nhau.
- Lợp lần lượt hàng bên trái của mái này rồi đến hàng bên phải của mái kia sao cho chúng đan so le qua nhau
- tạo thành 1 rãnh nối tiếp.
- Nên sử dụng tấm lót cho khe rãnh giữa hai mái giao nhau hoặc dùng tấm lợp làm lớp lót cho khe rãnh.

7. Lưu ý khi thi công mái bitum
- khi thi công ngói bitum hay tấm lợp bitum, cần phải phải thi công khi thời tiết khô ráo.
- Không được để sơn, vôi, vữa hồ hoặc các vật liệu khác dễ bám dính lên bề mặt mái vì khó vệ sinh. Phải giữ vệ sinh bề mặt mái sau khi thi công.

8. Nghiệm thu công trình
Nghiệm thu mái theo các tiêu chí sau:
- Mái lợp sau khi hoàn thành phải đảm bảo đều theo hàng ngang. Các cạnh mái phải thẳng hàng.
- Trường hợp mái có hình dạng đặc biệt và phức tạp thì phải thể hiện được hình dạng của kiểu mái.
- Không được trùng ron (vị trí giáp mí giữa hai tấm lợp) giữa hai hàng lợp kế tiếp nhau.
- Đường ron hàng lợp trên cách hàng lợp dưới phải cách nhau theo khoảng cách quy định của từng kiểu dáng.
- Tấm lợp hàng trên phải liên kết vào hàng dưới
Hồ sơ nghiệm thu: Biên bản nghiệm thu hoàn thành có đính kèm khối lượng thi công thực tế được xác nhận.
9. Bảo hành sản phẩm.
Bảo hành: Công trình được thực hiện bảo hành theo đúng chính sách bán hàng của hãng IKO và các điều khoản cam kết của Hợp đồng. Sản phẩm được bảo hành quốc tế theo đúng cam kết của nhà sản xuất.
Để công trình được bền vững và vận hành tốt trong quá trình sử dụng thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế việc đi lại trên mái, tránh va đập trên bề mặt của tấm lợp.
- Không được để các chất bám dính lên bề mặt như hóa chất, sơn nước, sơn dầu, mastic,…
- Không để bề mặt tiếp xúc trực tiếp với vật sắc nhọn và nhiệt độ quá cao như giàn giáo, chống sàn thao tác, hàn điện, hàn xì.
CÔNG TY TNHH SX-TM-DV SƠN BĂNG
- 376 QL1A, P. TAM BÌNH, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam
- Hotline: 0976 101 851 – 0944 775 880
- Web: sonbang.vn / vatlieuxanh.net / tonsinhthai.com
- Fanpage: VẬT LIỆU XANH
- Mail: mguivn.cs@gmail.com